Chào các bạn. Như chúng ta đã biết, Toán là
một môn học rất cần thiết đối với chúng ta. Trong cuộc sống chúng ta thường
xuyến sử dụng toán học để tính toán nhiều thứ. Và tất nhiên nó cũng bổ trợ cho
tính toán thiên văn. Cụ thể là ông Êratoxten đã vận dụng kiến thức về hình tròn
và cặp góc đồng vị để đo được chu vi của Trái đất. Vậy làm thế nào để có thể
giỏi toán. Dưới đây là một số kinh nghiệm của mình muốn chia sẻ với mọi người:
-Học thuộc lí thuyết, các khái niệm, định nghĩa, các định luật, định lí, các
thông số tính toán cơ bản (các hằng đẳng thức, định lí Pytago...). Từ đó cũng
cần phải thực hành thấy nhiều để nhuần nhuyễn các kiến thức đó. Theo chị Thuỳ
Liên-thủ khoa môn Toán năm 2009 với điểm tuyệt đối là 20/20, thì trong qua
trình học, nên xen kẽ chút thời gian để thư giãn như nghe nhạc, đọc truyện
cười. Nhở đó mà môn Toán đối với chị đã bớt khô khan. Đồng thời học lí thuyết
nhiều rồi, thực hành cần nhiều hơn nữa.
-Bỏ kiểu học thụ động: học một cách máy móc, không biết tư duy( đúng hơn là
không muốn), luôn cho rằng các bài cùng một loại kiến thức thì có cách giai như
nhau. Do đó các bạn luôn áp dụng y nguyên cách giải bài tập này cho bài tập
kia, dẫn đến kết quả thường sai. Chúng ta không nên như vây (trên thực tế mình
gặp khá nhiều hiện tượng này không chỉ ở Toán mà còn ở các môn học khác).
-Nên làm
lại các bài tập đã học trên lớp (cả học thêm thì càng tốt), rèn thói quen xem
lại các bài khó đã giải. Có như vậy, kiến thức mới được nhớ lâu.
-Thường xuyên đọc, tham khảo các tạp chí, sách toán nâng cao để bồi đăp thêm
cho kiến thức của mình.
-Khi học ở lớp, phần nào chưa hiểu hãy hỏi thầy cô giáo ngay để được giải đáp,
không nên để lâu hay " giấu dốt" . Khá nhiều bạn học sinh đều như vậy
vì sợ bị các bạn chê bai.
-Không nên giành nhiều thời gian để đi học các lớp học thêm. Mặt khác các bạn
nên tự ôn tại nhà . Học thêm nhiều chỉ khiến các bạn mất thời gian, tiền bạc
của cha mẹ, đã mất thời gian thì sé khó để hoàn thành bài tập một cách chi
tiết, kiến thức không được khắc sâu. Đồng thời thì các bạn sẽ bị lẫn lộn kiến
thức của các thầy cô lại với nhau, dẫn đến cách trình bày chẳng hạn sẽ không
được đồng nhất
-Cuối cùng cần có sự quyết tâm, cô gắng và lòng yêu môn Toán.
Các bạn hãy chia sẻ những kiến thức, bí quyết để học Toán tốt trên topic này
nhé. Chúc các bạn học tốt.!!!![](file:///C:/DOCUME~1/lEt'sgO!/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif)
5 bí quyết để làm bài
thi Hoá học đạt điểm tối đa
(Dân trí) - Chỉ còn 1
tháng nữa là đến kỳ thi ĐH,CĐ 2008, để làm bài thi môn Hoá học đạt điểm tối đa,
Ngô Xuân Hoàng giải nhất Hoá quốc tế (năm 2005) chia sẻ bí quyết làm bài thi.
Hóa học là một môn khoa
học tự nhiên nhưng nó lại mang nhiều sắc thái "ngôn ngữ" nghĩa là bạn
phải học thuộc một lượng kiến thức khá nhiều. Điều này làm cho nhiều người cảm
thấy hóa học là môn khó học. Nếu biết cách học thì bạn sẽ thấy đây là một môn
không hề khó và khá hấp dẫn.
Để học tốt trước hết
bạn nên tìm thấy cảm hứng trong từng bài học. Hãy liên hệ với đời sống hàng
ngày bạn sẽ thấy hóa học giải thích đươc rất nhiều hiện tượng thú vị. Điều này
làm cho viêc học đỡ nhàm chán và kiến thức cũng khắc sâu hơn.
Để đạt được hiệu quả
tốt nhất cho mỗi bài học trên lớp nên làm theo 3 bước sau:
1. Đọc bài học trước ở
nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu hoặc chưa hiểu rõ.
2. Chú ý nghe giảng
trên lớp đặc biệt là những phần mình đã đánh dấu, nếu vẫn chưa hiểu thì có thể
trao đổi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô.
3. Ôn lại bài học trên
lớp, làm nhiều dạng bài tập để khắc sâu bài giảng.
Vì hóa học là môn phải
học thuộc nhiều nên bạn phải phân bố thời gian hợp lý. Mỗi ngày dành một thời
gian cố định để học không nên bỏ cách quãng một thời gian rồi để dồn lại mới
học.
Tính chất của các chất,
ion cũng như các phương trình phản ứng là phần quan trọng nhất trong phần lớn
các đề lý thuyết cũng như bài tập, do vậy phải rèn luyện tốt các kỹ năng này.
Đề thi trắc nghiệm sẽ
rải đều tất cả kiến thức đã học và thời gian cũng khắt khe hơn so với đề thi tự
luận do vậy không nên bỏ phần nào khi ôn tập và phải rèn luyện kỹ năng phản ứng
nhanh đối với các dạng trắc nghiệm khác nhau.
Khi làm bài nên làm thành
hai bước:
Bước đầu làm qua một
lượt những câu dễ và chắc chắn, bỏ qua và đánh dấu những câu khó, không nên mất
quá nhiều thời gian vào một câu.
Bước tiếp theo giải
quyết từng câu khó còn lại. Điều cần tránh là không nên ra khỏi phòng khi chưa
hết giờ. Nếu còn thời gian thì hãy tập trung soát lại bài cẩn thận.
Đối với các bài
lý thuyết đọc đề một cách cẩn thận vì thường giải quyết nhanh hơn so với
dạng bài tập nên có tâm lý đọc lướt qua dễ bị thiếu hoặc hiểu nhầm đề.
Đối với dạng bài tập
hãy viết các phương trình phản ứng và cân bằng chính xác. Đặt ẩn (nếu cần
thiết) và tính toán từng bước một không nên làm tắt hay tính nhẩm. Điều
này sẽ không giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà lại thường dẫn đến
những sai sót đáng tiếc.
Đối với các kỳ thi
ngoài kiến thức thì yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ. Sự tự tin cũng
như thoải mái sẽ giúp cho bạn làm bài đạt được hiệu quả cao hơn.